Tổng quan môn Derivatives: Công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền chọn, định giá và ứng dụng.

Khái quát

Công cụ phái sinh (Derivatives) là các công cụ tài chính có giá trị bắt nguồn từ tài sản cơ sở, có thể bao gồm cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa hoặc lãi suất. Ban đầu, phái sinh được thiết kế để phòng vệ rủi ro hàng hóa, nhưng theo thời gian, chúng đã phát triển thành công cụ giúp nhà đầu tư quản lý nhiều loại rủi ro tài chính và tối ưu hóa lợi nhuận so với các khoản đầu tư truyền thống.

Trong chương trình CFA, Derivatives cung cấp kiến thức về cách sử dụng, định giá và quản lý rủi ro của các sản phẩm tài chính như hợp đồng kỳ hạn (Forwards), hợp đồng tương lai (Futures), quyền chọn (Options)hợp đồng hoán đổi (Swaps)

Một số điều cần lưu ý cho môn học này:

  • Ứng dụng các kiến thức về thị trường, định giá, dòng tiền và lãi suất. 
  • Các công thức tính toán có phần phức tạp hơn (các mô hình toán học như Binomial Tree, Black-Scholes)
  • Đòi hỏi tư duy phân tích chiến lược: môn học giới thiệu các chiến lược phòng vệ (hedging) cũng như các chiến lược đầu tư kết hợp khác (covered call, protective put, spreads)
Khái quát

Tỷ trọng môn Derivatives:

Theo thông tin từ CFA Program Curriculum Change Guidebook 2025, Derivatives là môn có tỷ trọng thấp nhất ở Level 1 và 2. Tuy nhiên, các công cụ phái sinh đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính toàn cầu. Ở các thị trường phát triển phái sinh là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao dịch của các quỹ đầu tư, ngân hàng và doanh nghiệp. Trong khi đó, tại Việt Nam, các công cụ phái sinh vẫn còn hạn chế, nhưng đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai khi thị trường tài chính ngày càng hoàn thiện. Vậy nên việc nắm chắc kiến thức môn học này sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh, không chỉ giúp làm việc tại các tổ chức quốc tế, mà còn đón đầu cơ hội khi thị trường trong nước phát triển mạnh hơn.

Tỷ trọng
Level 15-8%
Level 25-10%
Level 310-15%

*Lưu ý: Ở Level 3, môn học có tên Derivatives and Risk Management

Tỷ trọng môn Derivatives:

Các Module

Level 1 được chia thành 10 Module:

STTModuleNội dung
1Derivative Instrument and Derivative Market Features– Định nghĩa công cụ phái sinh (derivative instruments) và các đặc điểm cơ bản của chúng. – Đặc điểm của thị trường phái sinh (derivative markets), phân biệt giữa thị trường phi tập trung/giao dịch qua quầy (over-the-counter – OTC) và thị trường giao dịch tập trung/qua sàn (exchange-traded markets).
2Forward Commitment and Contingent Claim Features and Instruments– Giới thiệu và phân tích các công cụ phái sinh phổ biến, bao gồm:Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts), Hợp đồng tương lai (futures contracts), Hoán đổi (swaps), Quyền chọn (options): quyền chọn mua (call options) và quyền chọn bán (put options), Các công cụ phái sinh tín dụng (credit derivatives). – So sánh đặc điểm của các công cụ này và cách xác định giá trị (value) và lợi nhuận (profit) của quyền chọn.
3Derivative Benefits, Risks, and Issuer and Investor Uses– Lợi ích và rủi ro khi sử dụng công cụ phái sinh. – So sánh cách sử dụng các công cụ này từ góc độ nhà phát hành (issuer) và góc độ nhà đầu tư (investor).
4Arbitrage, Replication, and the Cost of Carry in Pricing Derivatives– Khái niệm kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) và mô phỏng danh mục (replication) trong việc định giá công cụ phái sinh. – Phân biệt giữa giá giao ngay (spot price) và giá tương lai kỳ vọng (expected future price) của tài sản cơ sở, chi phí nắm giữ tài sản cơ sở (cost of carry).
5Pricing and Valuation of Forward Contracts and for an Underlying with Varying Maturities– Cách xác định giá trị (value) và giá (price) của hợp đồng kỳ hạn (forward contracts) trong suốt vòng đời của nó. – Cách xác định lãi suất kỳ hạn (forward rates) trong các hợp đồng kỳ hạn lãi suất (interest rate forward contracts) và ứng dụng của chúng.
6Pricing and Valuation of Futures Contracts– So sánh sự khác biệt giữa giá trị và giá của hợp đồng kỳ hạn (forward contracts) và hợp đồng tương lai (futures contracts), – Giải thích lý do giá forward và futures có thể khác nhau.
7Pricing and Valuation of Interest Rates and Other Swaps– Kiến thức về hợp đồng hoán đổi (swap contracts), điểm tương đồng và khác biệt giữa hợp đồng hoán đổi so với một chuỗi hợp đồng kỳ hạn (forward contracts). – Cách định giá và xác định giá trị của hợp đồng hoán đổi (swap pricing and valuation).
8Pricing and Valuation of Options– Giá trị thực hiện (exercise value), trạng thái của quyền chọn (moneyness) và giá trị thời gian (time value) của một quyền chọn. – So sánh ứng dụng chênh lệch giá (arbitrage) và mô phỏng danh mục (replication) trong định giá các cam kết kỳ hạn (forward commitments) và cam kết tùy chọn (contingent claims).- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị quyền chọn.
9Option Replication Using Put–Call Parity– Tìm hiểu về put–call parity và put-call forward parity  đối với quyền chọn châu Âu (European options)
10Valuing a Derivative Using a One-Period Binomial Model– Cách định giá công cụ phái sinh bằng mô hình cây nhị thức một kỳ (one-period binomial model), – Giải thích khái niệm trung lập với rủi ro (risk neutrality) trong việc định giá phái sinh.

Level 2 được chia thành 2 Module:

STTModuleNội dung
1Pricing and Valuation of Forward Commitments– Định giá (pricing and valuation) hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng tương lai (futures) và hợp đồng hoán đổi (swaps).- Các phương pháp định giá hợp đồng tương lai: phương pháp không có chênh lệch giá (arbitrage-free method) và danh mục trái phiếu bù trừ (offsetting bond portfolios).
2Valuation of Contingent Claims– Mô hình định giá quyền chọn nhị thức (binomial option valuation model): các thành phần cấu thành và cách áp dụng mô hình- Cách định giá quyền chọn châu Âu (European options) bằng giá trị hiện tại của khoản thanh toán kỳ vọng (present value of anticipated payouts) khi đáo hạn. Nội dung bao gồm:Xác định cơ hội ăn chênh lệch giá (arbitrage opportunities).Tính toán giá trị không có chênh lệch giá (no-arbitrage values) bằng mô hình nhị thức hai kỳ (2-period binomial model).Giá trị của quyền chọn lãi suất (interest rate option values).- Giới thiệu mô hình Black-Scholes-Merton, một trong những phương pháp quan trọng nhất để định giá nhiều loại quyền chọn.- Các khái niệm quan trọng khác:Option Greeks – Các chỉ số đo lường rủi ro của quyền chọn.Delta hedge – Kỹ thuật phòng vệ rủi ro quyền chọn bằng cách điều chỉnh vị thế danh mục.Gamma risk – Rủi ro liên quan đến sự thay đổi của Delta.Implied volatility – Độ biến động kỳ vọng của tài sản cơ sở dựa trên giá quyền chọn hiện tại.

Level 3 được chia thành 3 Module:

STTModuleNội dung
1Options Strategies– Mô phỏng lợi suất tài sản bằng quyền chọn: Hiểu cách sử dụng quyền chọn để mô phỏng lợi suất của một tài sản cơ sở.- Phân tích các vị thế quyền chọn phổ biến: Tìm hiểu về các chiến lược như covered call (bán quyền chọn mua có bảo vệ) và protective put (mua quyền chọn bán bảo vệ), bao gồm mục tiêu đầu tư, cấu trúc, lợi nhuận, rủi ro, và giá hòa vốn tại thời điểm đáo hạn.- So sánh tác động của các vị thế quyền chọn: Đánh giá sự khác biệt giữa delta của covered call và protective put cũng như sự tương đồng giữa các vị thế như long asset & short forward.- Hiểu về chiến lược chênh lệch giá quyền chọn (option spreads): Bao gồm các chiến lược bull spread, bear spread, straddle, và collar, cùng với tác động của chúng đến lợi nhuận và rủi ro.- Ứng dụng của calendar spreads: Tìm hiểu về cách spread theo thời gian giúp nhà đầu tư tận dụng sự khác biệt về biến động giá trong các kỳ hạn khác nhau.- Volatility skew và volatility smile: Phân tích sự khác biệt trong biến động giá quyền chọn giữa các mức giá thực hiện khác nhau và cách nó ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư.- Xác định chiến lược quyền chọn phù hợp với mục tiêu đầu tư: Học cách đánh giá và lựa chọn chiến lược quyền chọn phù hợp với nhu cầu phòng vệ rủi ro và đầu cơ.- Ứng dụng quyền chọn trong quản lý rủi ro danh mục: Tận dụng quyền chọn để điều chỉnh mức độ rủi ro vốn chủ sở hữu (equity risk exposure).
2Swaps, Forwards and Futures Strategies– Cách sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất (interest rate swaps), hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai để giảm thiểu rủi ro biến động lãi suất.- Áp dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ (currency swaps) để quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trong danh mục đầu tư.- Ảnh hưởng của hợp đồng hoán đổi, kỳ hạn vốn cổ phần (equity swaps) đến rủi ro và lợi suất danh mục, cũng như chiến lược phòng vệ rủi ro thị trường.- Sử dụng các công cụ phái sinh dựa trên biến động (volatility derivatives) và hợp đồng hoán đổi phương sai (variance swaps) để quản lý rủi ro trong môi trường thị trường không ổn định.- Vai trò của công cụ phái sinh trong phân bổ tài sản (asset allocation), tái cân bằng danh mục (rebalancing) và xác định kỳ vọng thị trường.
3Currency Management: An Introduction– Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến rủi ro và lợi nhuận của danh mục đầu tư.- Các chiến lược quản lý tiền tệ, bao gồm lựa chọn giữa phòng vệ rủi ro hoàn toàn (full hedging) hoặc một phần (partial hedging), và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này.- Cách xây dựng một chương trình quản lý tiền tệ hiệu quả dựa trên điều kiện thị trường tài chính và mục tiêu danh mục đầu tư.- So sánh các chiến lược giao dịch tiền tệ chủ động, bao gồm phân tích cơ bản (economic fundamentals), phân tích kỹ thuật (technical analysis), giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) và giao dịch dựa trên biến động (volatility trading).- Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn (forward contracts) và hoán đổi ngoại hối (FX swaps) trong điều chỉnh tỷ lệ phòng vệ rủi ro.- Cách giảm chi phí phòng vệ rủi ro và tối ưu hóa đặc điểm rủi ro-lợi nhuận của danh mục đầu tư bằng các chiến lược giao dịch tiền tệ.- Sử dụng các kỹ thuật phòng vệ rủi ro như phòng vệ chéo (cross-hedges), phòng vệ vĩ mô (macro-hedges) và tối thiểu hóa biến động danh mục đầu tư tiếp xúc với nhiều loại tiền tệ.- Những thách thức khi quản lý rủi ro tỷ giá tại các thị trường mới nổi.

Xem thêm các bài viết: Thông tin CFATin tức thị trườngTổng hợp công thức CFA