Phân tích báo cáo tài chính trong CFA Level 1: Cách hiểu và áp dụng hiệu quả

Sơ lược về FSA trong CFA level 1

Phân tích Báo cáo Tài chính (Financial Statement Analysis – FSA) là môn học nền tảng của CFA Level 1, cung cấp kiến thức cơ bản về cách đọc, phân tích, và đánh giá báo cáo tài chính. Môn này gồm 12 module nhấn mạnh vào các khái niệm kế toán, báo cáo tài chính (BCTC), các chỉ số tài chính, và đánh giá chất lượng của BCTC.

Kiến thức được chia thành nhiều module bao gồm:

ModuleNội dung
Module 1: Introduction to Financial Statement AnalysisCác khái niệm: financial reporting, financial statement, financial analysis, …Các loại báo cáo tài chính: Balance sheet, Income statement, Statement of Cash Flows, Statement of change in EquityKhung Phân tích BCTC (FSA framework)Nguồn cung cấp thông tin của các công ty (Sources of information)Ý kiến kiểm toán: unqualified, qualified, adverse, disclaimerCác chuẩn kế toán: US.GAAP và IFRS
Module 2: Analyzing Income StatementsMột số kiến thức cơ bản về kế toán: các nguyên tắc trong kế toán, cách ghi nhận doanh thu, chi phí, …Tính EPS: basic EPS và diluted EPSCác tỷ số trong Income statement
Module 3: Analyzing Balance SheetsTập trung vào việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua tài sản (ngắn hạn và dài hạn), nợ phải trả (ngắn hạn và dài hạn), và vốn chủ sở hữu, từ đó đánh giá khả năng thanh khoản và cấu trúc vốn.Các tỷ số trong Balance sheet
Module 4 + 5: Analyzing Statements of Cash FlowsHướng dẫn cách phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO), đầu tư (CFI), và tài chính (CFF) để đánh giá tính thanh khoản và khả năng trả nợ.Mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính2 phương pháp chuẩn bị Statement of Cash Flows: trực tiếp (Direct) và gián tiếp (Indirect)
Module 6: Analysis of InventoriesPhương pháp đánh giá hàng tồn kho (Inventories Valuation): LIFO, FIFO, WAC, Specific IdentificationGiảm giá hàng tồn kho (Inventory write-down)Ảnh hưởng của lạm phát, giảm phát lên hàng tồn kho, chi phí bán hàng và biên lợi nhuận gộp
Module 7: Analysis of Long-term AssetsNêu rõ các loại tài sản dài hạn, đánh giá lại tài sản, và phân tích tác động của chúng đến bảng cân đối và lợi nhuận.Giảm giá trị tài sản dài hạn
Module 8: Long-term Liabilities and EquityCác loại cho thuê (leases): thuê tài chính (finance lease) và thuê vận hành (operating lease)Phúc lợi, kế hoạch hưu trí cho người lao động
Module 9: Analysis of Income TaxesTập trung vào sự khác biệt giữa thuế kế toán và thuế thực tế, đồng thời phân tích tác động của thuế đến lợi nhuận
Module 10: Financial Reporting QualityHướng dẫn cách đánh giá độ tin cậy của báo cáo tài chính, nhận biết sai lệch và quản trị lợi nhuận.
Module 11: Financial Analysis TechniquesQuy trình phân tích Các nhóm tỷ số (Liquidity, Solvency, …)Phân tích DuPontXây mô hình và Dự báo tài chính
Module 12: Introduction to Financial Statement ModelingTập trung vào xây dựng và sử dụng mô hình tài chính dựa trên báo cáo tài chính để phân tích và dự báo. Ngoài ra, module còn bao gồm các kiến thức về yếu tố hành vi trong việc phân tích và dự báo tài chính.

Cách học để hiểu và áp dụng hiệu quả:

Nắm vững lý thuyết:

Lý thuyết là nền tảng cho mọi ứng dụng thực tiễn. Hãy bắt đầu bằng việc nắm chắc cấu trúc của các báo cáo tài chính, như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đồng thời, bạn cần hiểu sâu các nguyên tắc kế toán (GAAP, IFRS) và các chỉ số tài chính cơ bản.

Sử dụng sách giáo trình CFA để ôn luyện kỹ càng. Đừng chỉ đọc lướt qua; hãy tự đặt câu hỏi và cố gắng hệ thống kiến thức bằng note của riêng mình. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn.

Thực hành bài tập:

Làm bài tập là bước quan trọng để chuyển hóa lý thuyết thành kỹ năng. Practice package CFA và Question bank của Schweser là hai bộ bài tập uy tín được nhiều người dùng nhất. Ngoài ra, nên thử sức với các case study thực tế để làm quen với các tình huống mà bạn có thể gặp trong sự nghiệp tài chính sau này.

Đừng ngại mắc lỗi! Những sai lầm trong quá trình thực hành chính là cơ hội để bạn học hỏi và hoàn thiện kỹ năng.

Cách học để hiểu và áp dụng hiệu quả:

Tận dụng nguồn lực bổ trợ:

Không chỉ dựa vào sách giáo trình, bạn nên tận dụng các nguồn bổ trợ trực tuyến.

  • Xem video giảng dạy: Các video hướng dẫn trên YouTube hoặc từ các tổ chức uy tín như Kaplan Schweser sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn cách phân tích báo cáo tài chính.
  • Khóa học trực tuyến: Tham gia khóa học chuyên sâu để bổ sung kiến thức và chia sẻ từ các giảng viên có uy tín.

Đây là những nguồn lực không chỉ giúp bạn hiểu lý thuyết mà còn chỉ ra cách áp dụng chúng vào thực tế.

Áp dụng vào thực tế:

Học đi đôi với hành. Hãy chọn báo cáo tài chính từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và thực hành phân tích. Ví dụ:

  • Đánh giá khả năng thanh khoản: Xem công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không.
  • Phân tích hiệu suất hoạt động: Xem xét cách họ quản lý tài sản và kiểm soát chi phí.
  • Đo lường khả năng sinh lời: Tìm hiểu liệu lợi nhuận của công ty có bền vững không.

Mỗi ngành sẽ có đặc trưng riêng, nên các đặc điểm về tỷ số tài chính sẽ khác nhau, hãy chú ý điều này khi phân tích các công ty nhé. Quá trình này sẽ giúp bạn không chỉ ghi nhớ kiến thức mà còn nâng cao kỹ năng phân tích chuyên sâu.

Tổng kết

Phân tích Báo cáo Tài chính (FSA) là một kỹ năng cốt lõi trong chương trình CFA Level 1 và sự nghiệp tài chính. Việc nắm vững lý thuyết, thực hành bài tập và áp dụng vào thực tế không chỉ giúp bạn vượt qua kỳ thi mà còn xây dựng nền tảng vững chắc để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác và tiến xa hơn trong lĩnh vực tài chính.

Xem thêm các bài viết: Thông tin CFATin tức thị trườngTổng hợp công thức CFAĐăng ký thi CFA