CFA Level 1 từ lâu đã chẳng còn xa lạ với con dân tài chính, nhưng mức độ khó nhằn của chứng chỉ này vẫn luôn là thử thách lớn đối với hầu hết các ứng viên. Với hàm lượng kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, liệu bạn có không biết nên ôn tập 10 môn học như thế nào; sắp xếp thời gian học sao cho hợp lý; băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu… Vậy hãy cùng theo chân Fes tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây nhé!
Chuẩn bị gì khi học CFA?
Chương trình CFA Level 1 bao gồm 10 môn học:
- Ethical & Professional Standards: Các quy tắc và chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp, quyết định về đạo đức…
- Quantitative Methods: Toán, xác suất thống kê…
- Economics: Vi mô, vĩ mô
- Financial Reporting and Analysis: Phân tích báo cáo tài chính…
- Corporate Finance: Tài chính doanh nghiệp, quản trị, chi phí vốn…
- Equity Investment: Đầu tư tài chính, giá cổ phiếu…
- Fixed Income: Chứng khoán nợ…
- Derivatives: Các công cụ phái sinh…
- Alternative Investments: Các loại đầu tư khác: bất động sản, hàng hóa, hedge funds…
- Portfolio Management and Wealth Planning: Quản trị danh mục đầu tư, quản lý rủi ro…
![Chuẩn bị gì khi học CFA?](https://fesacademy.com.vn/wp-content/uploads/2023/12/lo-trinh-hoc-cfa-cho-nguoi-moi-1-1024x576.jpg)
Tiếng Anh chuyên ngành cực kỳ quan trọng
Với nội dung các bài học hoàn toàn là tiếng Anh, để việc học được hiệu quả đòi hỏi bạn phải có lượng kiến thức tiếng Anh chuyên ngành thật vững. Kinh nghiệm tự học CFA Level 1 từ người đều đồng tình rằng để hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành, bạn phải làm quen trong quá trình học và sử dụng nhuần nhuyễn các từ ngữ ấy.
Hiện tại bạn có thể tìm kiếm từ điển CFA Level 1 cho các môn học trên mạng. Hãy tận dụng các nguồn tài liệu này để có thể nâng cao vốn tiếng Anh chuyên ngành của mình. Vì tiếng Anh chính là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, bắt buộc bạn phải có được khi học CFA để có thể tham gia kì thi hiệu quả nhất.
Các kiến thức nền tảng về tài chính
Việc học CFA là một chặng đường dài, đòi hỏi bạn phải thật sự quyết tâm và kiên trì theo đuổi. Để việc học chương trình này được dễ dàng hơn từ những ngày đầu, bạn nên nắm vững một số kiến thức cơ bản về tài chính như:
- Kinh tế vi mô: Nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng và cách các chủ thể này tương tác với nhau.
- Kinh tế vĩ mô: Nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.
- Báo cáo tài chính: Làm quen và thực hành phân tích cơ bản các loại báo cáo tài chính.
- Các khái niệm cơ bản về phân tích định lượng: Biết các kiến thức cơ bản, thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu.
![Các kiến thức nền tảng về tài chính](https://fesacademy.com.vn/wp-content/uploads/2023/12/lo-trinh-hoc-cfa-cho-nguoi-moi-2-1024x576.jpg)
Học theo nội dung chương trình CFA như thế nào cho hiệu quả?
Với một lượng lớn kiến thức trong chương trình học của CFA, việc nhớ được hết tất cả thật sự là thử thách khó khăn. Do đó, thứ tự các môn học cũng chính là một trong những phương pháp giúp bạn giải quyết một phần vấn đề này. Theo kinh nghiệm học và dạy của các CFA Charterholder, đây là một trong những thứ tự học các môn hiệu quả nhất:
- Quantitative Methods
- Economics
- Financial Reporting and Analysis
- Corporate Finance
- Equity Investments
- Fixed Income
- Derivatives
- Alternative Investment
- Portfolio Management
- Ethical and Professional standard
4 nhóm môn học chính
10 môn học trong chương trình CFA có thể được chia thành 4 nhóm chính và học theo thứ tự như sau:
- Tools (Quantitative Methods; Economics; Financial Reporting and Analysis): Giúp người học nắm được các kiến thức cơ bản trọng tâm và sử dụng các công cụ để phân tích các thông tin dữ liệu một cách phù hợp và hiệu quả.
- Assets (Equity Investments; Fixed Income; Derivatives; Alternative Investment): Bao gồm các kiến thức về tài sản và các nhóm kiến thức về sản phẩm tài chính cần thiết để thực hiện đưa ra quyết định đầu tư.
- Portfolio Management and Analysis (Corporate Finance; Portfolio Management): Các kiến thức về quản lý danh mục đầu tư và quản trị tài chính doanh nghiệp.
- Chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp (Ethical and Professional standard): Gồm những chuẩn mực và tiêu chuẩn mà người làm tài chính nên tuân thủ.
Cách đọc và nghiên cứu tài liệu
Để mỗi giờ học của bạn đều là hiệu quả và đáng giá, bạn nên đọc thật kĩ tài liệu từ đầu đến cuối, không nên bỏ qua bất kỳ nội dung nào. Trong quá trình học, việc không hiểu một số kiến thức là điều hết sức bình thường, bạn cần đọc đi đọc lại phần nội dung không hiểu, tra các loại từ điển chuyên ngành để nắm vững hơn phần kiến thức đó. Không những thế, việc ghi chú trong quá trình học là vô cùng quan trọng và cần thiết, đây cũng chính là một phương pháp giúp ghi nhớ hiệu quả được rất nhiều người áp dụng.
![Cách đọc và nghiên cứu tài liệu](https://fesacademy.com.vn/wp-content/uploads/2023/12/lo-trinh-hoc-cfa-cho-nguoi-moi-3-1024x576.jpg)
Từ kinh nghiệm học và ôn luyện của các ứng viên, đây là các bước được khuyến khích áp dụng trong quá trình học:
- Bước 1: Đọc trước tài liệu bằng tiếng Anh
- Bước 2: Nghiên cứu tài liệu bằng tiếng Việt
- Bước 3: Nghe giảng và ghi chép lại các phần kiến thức quan trọng.
Làm bài tập sau mỗi buổi học
Không phải chỉ đọc và nghiên cứu tài liệu là đã hoàn thành việc học, bạn cần thường xuyên làm bài tập để kiêm tra mức độ ghi nhớ, thông hiểu và phản biện kiến thức được linh hoạt hơn. Bạn có thể ôn luyện lại kiến thức đã học tại:
- Bài tập sau mỗi Reading của Curriculum hoặc Schweser;
- Question bank của Azota hoặc Kaplan;
- Các đề ôn luyện do FES cung cấp cho mỗi học viên khi đăng kí khóa học.
Ôn tập lại kiến thức từ tất cả các môn
Để đảm bảo được bạn luôn nhớ vững các nội dung đã học để đối mặt kỳ thi tốt nhất, bạn nên đọc hết các phần reading, rồi thực hiện review bằng cách giải bài tập, giải mock exam và cả ôn tập với Question Bank. Thứ tự mà bạn nên áp dụng lặp đi lặp lại trong quá trình review kiến thức như sau:
Làm mock → Ôn lại các kiến thức chưa vững → Giải Question Bank → Làm mock
![Ôn tập lại kiến thức từ tất cả các môn](https://fesacademy.com.vn/wp-content/uploads/2023/12/lo-trinh-hoc-cfa-cho-nguoi-moi-4-1024x576.jpg)
Lưu ý về đề thi thử
- Mock Exam: là đề tổng hợp để ôn luyện hàng năm trước kì thi do chính Viện CFA Hoa Kỳ ban hành với mức độ khó khá cao. Cấu trúc tương tự đề thi chính thức, chỉ có 2 đề cho 1 kì thi.
- Practice Exam: là đề tổng hợp của Kaplan, cấu trúc tương tự đề thi chính thức. Nhưng với số lượng câu hỏi rất lớn nên bạn cần sắp xếp và quản lý thời gian để có thể hoàn thành toàn bộ. Bao gồm 2 phần: Nhắc lại câu hỏi của Curriculum và Website’s added question.
Các tips khi làm đề thi thử
- Mô phỏng bạn đang trong kỳ thi thật và hãy làm một cách thật nghiêm túc, bấm thời gian để tạo thói quen;
- Không sử dụng tài liệu trong lúc làm bài thi;
- Chữa bài và xem lại những câu sai ngay khi hoàn thành bài thi.
![Các tips khi làm đề thi thử](https://fesacademy.com.vn/wp-content/uploads/2023/12/lo-trinh-hoc-cfa-cho-nguoi-moi-5-1024x576.jpg)
Lời kết
Hãy học tập và kết hợp nghỉ ngơi thật điều độ để quá trình học và thi của bạn luôn diễn ra thuận lợi nhé! Và đừng trì hoãn mà bắt đầu từ ngay lúc này để đạt được kết quả tốt nhất!