Tổng quan môn Equity Investments: Kiến thức về cổ phiếu, thị trường tài chính, phương pháp và công cụ định giá

Khái quát môn Equity Investments

    Equity Investments (Đầu tư cổ phiếu) là một phần quan trọng trong chương trình học CFA, cung cấp những kiến thức nền tảng và công cụ cần thiết để đánh giá giá trị cổ phiếu, cũng như đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả.

    Môn học này đi sâu vào những phương phápkỹ thuật cốt lõi giúp ứng viên phát triển các khuyến nghị và quyết định đầu tư. Trọng tâm là phân tích cơ bản (fundamental analysis) – một nền tảng quan trọng để xác định các lựa chọn đầu tư. Ứng viên sẽ được tìm hiểu cách ước tính giá trị nội tại của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác về cơ hội đầu tư.

    Khái quát môn Equity Investments

    Ngoài ra, môn học còn giúp ứng viên hiểu rõ về hoạt động của một hệ thống tài chính hiệu quả, với các chủ đề như hiệu quả thị trường (market efficiency) và những chiến lược định giá dành cho cả cổ phiếu niêm yết (public equity) lẫn cổ phiếu tư nhân/không niêm yết (private equity).

    *Tỷ trọng môn Equity Investments

    Equity Investments cũng thuộc các môn có tỷ trọng cao trong Level 1 và 2 của chương trình CFA. Ở Level 3, như một số môn học khác, Viện CFA không tách Equity Investments thành một học phần riêng, mà sẽ tập trung tích hợp vai trò của môn học này vào quản lý danh mục đầu tư. Có thể thấy đây là một môn học có tầm quan trọng xuyên suốt qua cả 3 level, vì vậy các ứng viên hãy “đầu tư” cho môn học này một cách nghiêm túc nhé.

    Tỷ trọng
    Level 111-14%
    Level 210-15%

    Các Module

      Level 1 được chia thành 8 Module:

      STTModuleNội dung
      1Market Organization and StructureModule đầu tiên cung cấp cái nhìn tổng quan về – Các loại thị trường tài chính và các bên tham gia (nhà đầu tư, các định chế tài chính, môi giới). – Các loại hình đầu tư và chứng khoán: bao gồm cổ phiếu, thu nhập cố định (fixed income), phái sinh (derivatives), và đầu tư thay thế (alternative investments).- Các vị thế trong đầu tư
      2Security Market IndexesModule tập trung vào các loại chỉ số thị trường khác nhau, cách chúng được xây dựng, công thức tính và mục đích sử dụng trong phân tích tài chính.
      3Market EfficiencyModule này thảo luận chi tiết về tính hiệu quả của thị trường, giải thích mức độ và cách thức mà giá thị trường phản ánh giá trị nội tại của chứng khoán:- Các dạng thị trường hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng- Cách phân tích phù hợp với các dạng hiệu quả của thị trường- Các bất thường (anomalies) trong thị trường- Tài chính học hành vi
      4Overview of Equity SecuritiesPhân tích định tính về đặc điểm của cổ phiếu, làm nổi bật sự khác biệt giữa cổ phiếu và các loại tài sản khác, cũng như vai trò của chúng trong thị trường vốn.
      5Company Analysis: Past and PresentModule này tập trung vào phân tích doanh nghiệp, giúp ứng viên xác định các yếu tố trong báo cáo nghiên cứu, đánh giá mô hình kinh doanh và phân tích các yếu tố doanh thu như khả năng định giá (pricing power). Ngoài ra, ứng viên sẽ học cách đánh giá lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hiệu quả vốn lưu động, và đưa ra các nhận định về quyết định tài chính liên quan đến đầu tư và cấu trúc vốn.
      6Industry and Competitive AnalysisModule này tập trung vào phân tích ngành và mức cạnh tranh, hướng dẫn ứng viên xác định mục đích và các bước phân tích. Nội dung bao gồm (1) phương pháp phân loại ngành, (2) đánh giá quy mô, tăng trưởng, xu hướng lợi nhuận và thị phần. Đặc biệt, module nhấn mạnh phân tích cấu trúc ngành và các yếu tố bên ngoài bằng cách sử dụng mô hình Porter’s Five Forces và phân tích PESTLE (Political, Economic, Sociological, Technological, Legal, Environmental). Ngoài ra còn có cách đánh giá chiến lược cạnh tranh và định vị doanh nghiệp trên thị trường.
      7Company Analysis: ForecastingModule này giúp bạn nắm vững các nguyên tắc và phương pháp dự báo tài chính doanh nghiệp, bao gồm:- Doanh thu – Chi phí hoạt động và – Cấu trúc vốn. Ngoài ra, ứng viên sẽ học về phân tích kịch bản (scenario analysis) để lập dự báo chiến lược.
      8Equity Valuation: Concepts and Basic Tools– Cung cấp các kiến thức cơ bản về định giá cổ phiếu, giúp phân loại các mô hình định giá, tính toán giá trị nội tại thông qua mô hình chiết khấu dòng tiền (discount models) và các hệ số định giá (price multiples).- Cấu trúc cổ tức như cổ tức thông thường, cổ tức đặc biệt, chia tách cổ phiếu (stock split), chia ngược cổ phiếu (reverse split), và mua lại cổ phiếu (share repurchase). – Giới thiệu cách sử dụng hệ số giá trị doanh nghiệp (enterprise value multiples) và mô hình định giá dựa trên tài sản (asset-based valuation) để ước tính giá trị cổ phiếu.
      Tỷ trọng môn Equity Investments

      Level 2 được chia thành 6 Module:

      STTModuleNội dung
      1Equity Valuation: Applications and ProcessesPhần này giới thiệu các khái niệm khác nhau về “giá trị” và cách áp dụng các kỹ thuật định giá cổ phiếu trong thực tiễn. Học viên sẽ được làm quen với quy trình 5 bước trong định giá cổ phiếu, bao gồm việc xác định và phân tích các mô hình định giá thuộc ba nhóm chính:- Absolute Valuation Models – Mô hình định giá tuyệt đối- Relative Valuation Models – Mô hình định giá tương đối- Total Entity Valuation Models – Mô hình định giá tổng thể doanh nghiệp
      2Discounted Dividend Valuation– Cách tính giá trị của cổ phiếu thường bằng Dividend Discount Model (DDM) và Gordon Growth Model cho các kỳ nắm giữ đơn lẻ hoặc nhiều giai đoạn. – Ngoài việc giải thích các giả định cơ bản của các mô hình, nội dung còn giúp ứng viên hiểu rõ cách xác định tỷ lệ tăng trưởng cổ tức ngầm định và so sánh giữa giá trị nội tại (intrinsic value) với giá thị trường (market value) của cổ phiếu dựa trên mô hình DDM.
      3Free Cash Flow Valuation– Phân tích và so sánh Free Cash Flow to the Firm (FCFF) – Dòng tiền tự do dành cho doanh nghiệp và Free Cash Flow to Equity (FCFE) – Dòng tiền tự do dành cho cổ đông- Cách dự báo FCFF và FCFE, cũng như so sánh mô hình FCFE với mô hình chiết khấu cổ tức (DDM)- Cách xác định mô hình phù hợp nhất cho từng doanh nghiệp, dựa trên đặc điểm và tình hình tài chính cụ thể của doanh nghiệp đó
      4Market-Based Valuation: Price and Enterprise Value Multiples– So sánh hai phương pháp định giá cổ phiếu: dựa trên các hệ số định giá tương đương (comparables) và trên các yếu tố cơ bản được dự báo (forecasted fundamentals)- Tìm hiểu về cơ sở kinh tế học của từng phương pháp, phân tích ưu và nhược điểm khi sử dụng các hệ số định giá thay thế (alternative price multiples) và tỷ suất cổ tức (dividend yield) để ước tính giá trị nội tại của cổ phiếu.
      5Residual Income Valuation– Sử dụng mô hình thu nhập thặng dư (Residual Income Valuation) để ước tính giá trị nội tại của cổ phiếu:Cách tính và diễn giải thu nhập thặng dư Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập thặng dưƯu – nhược điểm của mô hình- Các vấn đề kế toán trong việc áp dụng mô hình thu nhập thặng dư
      6Private Company ValuationModule này tập trung vào những thách thức đặc thù trong việc định giá doanh nghiệp tư nhân. Nội dung bao gồm:- Phân tích các vấn đề trong ước tính dòng tiền và điều chỉnh thu nhập để tính toán thu nhập chuẩn hóa (Normalized Earnings)- Sử dụng các phương pháp khác nhau để định giá doanh nghiệp tư nhân- Tác động của “Discounts” và “Premiums” liên quan đến quyền kiểm soát và khả năng chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp tư nhân

      Xem thêm các bài viết: Thông tin CFATin tức thị trườngTổng hợp công thức CFA