Khái quát
Giới thiệu về môn học và mục tiêu
Financial Statement Analysis (FSA) là môn học cung cấp kiến thức sâu sắc về việc lập và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Môn học này không chỉ tập trung vào lý thuyết về các báo cáo tài chính mà còn giúp ứng viên hiểu rõ các chuẩn mực kế toán, thuế, nợ, và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ các quyết định đầu tư và quản lý tài chính hiệu quả.

Một số nội dung quan trọng:
Các chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS (International Financial Reporting Standards): Là chuẩn mực kế toán quốc tế được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Liên minh châu Âu và các quốc gia ngoài Mỹ. IFRS thiết lập các quy định thống nhất trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh và minh bạch hóa thông tin tài chính toàn cầu.
GAAP (Generally Accepted Accounting Principles): Đây là chuẩn mực kế toán chủ yếu được sử dụng tại Mỹ. GAAP quy định cách thức ghi nhận, báo cáo và xử lý các khoản mục tài chính, nhằm đảm bảo tính nhất quán và minh bạch trong hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Mỹ. Các công ty hoạt động niêm yết tại Mỹ đều phải sự dụng GAAP trong việc chuẩn bị báo cáo tài chính theo luật định.
So sánh giữa IFRS và GAAP: Dù cả hai chuẩn mực đều hướng đến mục tiêu duy trì tính minh bạch và nhất quán trong báo cáo tài chính, nhưng chúng có những khác biệt quan trọng trong cách thức ghi nhận và trình bày một số khoản mục tài chính. Những khác biệt này có thể ảnh hưởng đến cách thức báo cáo các yếu tố như doanh thu, chi phí và các khoản mục tài sản, nợ, vậy nên các nhà phân tích, ứng viên cần lưu ý trong quá trình so sánh báo cáo tài chính giữa hai chuẩn mực.

Các công cụ phân tích
Ratios Analysis
Phân tích tỷ số tài chính là công cụ giúp đánh giá hiệu quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp và đánh giá tình hình tài chính hiện tại của công ty. Thêm vào đó, công cụ này cung cấp các thông tin quan trọng có thể được sử dụng để dự báo kết quả tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.
Các tỷ số có thể được phân loại thành: current ratios, solvency ratios, valuation ratios, …

Common-Size Analysis
Common-size analysis giúp so sánh các khoản mục trong báo cáo tài chính trên cơ sở là một khoản mục khác, thường là tổng tài sản (đối với bảng cân đối kế toán) hoặc doanh thu (đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh).
Phân tích theo chiều dọc (vertical) giúp làm rõ cấu trúc tài sản và nguồn vốn của công ty, so sánh với các đối thủ trong ngành. Nó cũng giúp phát hiện sự khác biệt trong cơ cấu báo cáo giữa các công ty cùng ngành.
Ngoài ra, phân tích theo chiều ngang (horizontal analysis) so sánh các khoản mục qua các kỳ, giúp nhận diện thay đổi cấu trúc tài chính theo thời gian và dự đoán xu hướng tương lai. Phân tích theo xu hướng (trend analysis) cung cấp thông tin hữu ích về hiệu suất và tăng trưởng lịch sử của công ty.
Phân tích chéo (cross-sectional analysis) so sánh các tỷ số của công ty này với công ty khác, cho phép so sánh hiệu quả tài chính mà không phụ thuộc vào quy mô hay đơn vị tiền tệ.
Graphical Analysis
Biểu đồ là công cụ hữu ích giúp so sánh hiệu suất và cấu trúc tài chính của công ty theo thời gian. Sử dụng biểu đồ giúp dễ dàng nhận diện các mô hình và xu hướng của doanh nghiệp.

Regression Analysis
Phân tích hồi quy giúp xác định các mối quan hệ giữa các biến số, từ đó đưa ra các ước tính dự báo. Phân tích này cũng hỗ trợ phát hiện những khoản mục hoặc tỷ số đang có xu hướng đi ngược lại với mối quan hệ thống kê của chúng trước đây.

Tỷ trọng
FSA là một trong các môn học có nội dung nhiều nhất CFA. Tỷ lệ câu hỏi trong bài thi của các level lần lượt là:
Tỷ trọng | |
Level 1 | 11-14% |
Level 2 | 10-15% |
CFA level không có môn học FSA, tuy nhiên, các kiến thức từ level 1 và 2 sẽ được áp dụng trong vào quá trình học.
Các Module
Level 1 gồm có 12 Module:
STT | Module | Tóm tắt Nội dung |
1 | Introduction to FinancialStatement Analysis | – Module đầu tiên trong môn Financial Statement Analysis giới thiệu vai trò của báo cáo tài chính và cách sử dụng các báo cáo tài chính khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của công ty. – Module này cũng đề cập đến tầm quan trọng của chú thích báo cáo tài chính, mục đích kiểm toán, và các nguồn thông tin được sử dụng bởi các nhà phân tích. |
2 | Analyzing Income Statements | – Các thành phần của báo cáo kết quả kinh doanh và các nguyên tắc kế toán chung về việc ghi nhận doanh thu và chi phí. – Giải thích cách tính toán và diễn giải lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và những yếu tố cơ bản của các khoản mục không thường xuyên trong phân tích tài chính. |
3 | Analyzing Balance Sheets | – Mô tả chi tiết về các khoản mục trong bảng cân đối kế toán (tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu) và những hạn chế của bảng cân đối kế toán trong phân tích tài chính. – So sánh tài sản/nợ ngắn hạn và dài hạn, đồng thời hướng dẫn cách tính và diễn giải các tỷ số thanh khoản và khả năng chi trả nợ. |
4 + 5 | Analyzing Statements of Cash Flows I + II | – So sánh, đối chiếu và phân loại dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ. – Làm rõ mối liên kết giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, đồng thời giới thiệu một số tỷ số. |
6 | Analysis of Inventories | – Phân biệt chi phí được tính vào hàng tồn kho với chi phí được ghi nhận là chi phí. – Giải thích các khái niệm về hàng tồn kho quan trọng như FIFO và LIFO, LIFO reserve và thanh lý hàng tồn kho, và mối quan hệ của chúng với báo cáo tài chính và các tỷ số tài chính. |
7 | Analysis of Long-Term Assets | – Giải thích sự khác biệt giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình, các phương pháp khấu hao (depreciation và amortization), giảm giá trị tài sản, tái định giá và loại bỏ tài sản dài hạn. |
8 | Topics in Long-Term Liabilities and Equity | – Các loại cho thuê (leases): thuê tài chính (finance lease) và thuê vận hành (operating lease)- Cách trình bày báo cáo tài chính, các công bố liên quan, và việc loại bỏ nợ. – Phúc lợi, kế hoạch hưu trí cho người lao động |
9 | Analysis of Income Taxes | Tập trung vào sự khác biệt giữa thuế kế toán và thuế thực tế, đồng thời phân tích tác động của thuế đến lợi nhuận |
10 | Financial Reporting Quality | Hướng dẫn cách đánh giá độ tin cậy của báo cáo tài chính, nhận biết sai lệch và quản trị lợi nhuận. |
11 | Financial Analysis Techniques | – Quy trình phân tích – Các nhóm tỷ số (Liquidity, Solvency, …)- Phân tích DuPont- Xây mô hình và Dự báo tài chính |
12 | Introduction to FinancialStatement Modeling | Tập trung vào xây dựng và sử dụng mô hình tài chính dựa trên báo cáo tài chính để phân tích và dự báo. Ngoài ra, module còn bao gồm các kiến thức về yếu tố hành vi trong việc phân tích và dự báo tài chính. |
Level 2 gồm có 6 Module:
STT | Module | Tóm tắt nội dung |
1 | Intercorporate Investment | – Mô tả cách phân loại, đo lường và công bố các khoản đầu tư theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) và so sánh với US GAAP. – Ảnh hưởng của các phương pháp kế toán đối với các khoản đầu tư liên công ty lên báo cáo tài chính và các tỷ số tài chính. |
2 | Employee Compensation:Post-Employment and Share-Based | – Chiến lược để tính toán nghĩa vụ hưu trí theo chế độ đã định, tác động của giả định trong kế hoạch hưu trí đã định đối với nghĩa vụ hưu trí và chi phí hưu trí định kỳ. – Bài đọc cũng đề cập đến tác động của việc điều chỉnh các khoản mục hưu trí và các phúc lợi sau khi nghỉ việc đối với báo cáo tài chính và tỷ số tài chính. |
3 | Multinational Operations | Mô tả các tác động của giao dịch ngoại tệ và biến động tỷ giá đối với kết quả tài chính của công ty. Bài học này cũng đề cập đến cách thức ảnh hưởng của tỷ lệ thuế quốc tế đối với hiệu quả hoạt động của một công ty khi tham gia vào các hoạt động đa quốc gia. |
4 | Analysis of Financial Institutions | – Mô tả sự khác biệt giữa các tổ chức tài chính và các công ty, cũng như các yếu tố quan trọng trong quy định đối với các tổ chức tài chính. – Giải thích các phương pháp phân tích ngân hàng, bao gồm phương pháp CAMELS (vốn, chất lượng tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và độ nhạy). |
5 | Evaluating Quality of Financial Reports | – Trình bày các khung lý thuyết để đánh giá chất lượng của báo cáo tài chính, bao gồm việc nhận diện các yếu tố làm giảm chất lượng báo cáo như sự thiên lệch trong ghi nhận các khoản mục tài chính. – Cách thức đánh giá các chiến lược quản lý lợi nhuận và ảnh hưởng của các yếu tố này đến chất lượng báo cáo tài chính. |
6 | Integration of Financial StatementAnalysis Techniques | – Cung cấp các khung lý thuyết để phân tích các vấn đề cụ thể trong báo cáo tài chính (ví dụ: đánh giá điểm tín dụng của thẻ tín dụng, định giá cổ phiếu dựa trên so sánh, v.v.). – Đánh giá các thiên lệch (bias) tài chính và báo cáo trong chất lượng dữ liệu tài chính của công ty, đồng thời đề xuất cách cải thiện chất lượng để dễ dàng so sánh với các công ty khác. |
Xem thêm các bài viết: Thông tin CFA, Tin tức thị trường, Tổng hợp công thức CFA