Khái quát
Portfolio Management (Quản trị danh mục đầu tư) là một lĩnh vực quan trọng trong tài chính, tập trung vào việc xây dựng và quản trị danh mục các tài sản tài chính sao cho tối ưu hóa lợi nhuận, đồng thời kiểm soát rủi ro. Môn học này trang bị cho các ứng viên những kỹ năng cần thiết để đưa ra các quyết định phân bổ tài sản hợp lý, từ việc xác định các mục tiêu đầu tư cho đến việc thực hiện và đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư.
Quản trị danh mục đầu tư không chỉ đòi hỏi khả năng phân tích các yếu tố kinh tế, tài chính mà còn yêu cầu một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của các nhà đầu tư và các chiến lược đầu tư phù hợp với từng tình huống cụ thể.

Các giai đoạn chính trong quản trị danh mục đầu tư
Quản trị danh mục đầu tư có thể chia thành 3 bước chính: lập kế hoạch, thực hiện và phản hồi.
- Lập kế hoạch (Planning): Giai đoạn đầu tiên tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng (Có thể là cá nhân hay tổ chức). Sau đó, các nhà quản trị sẽ xây dựng một bản Báo cáo Chính sách Đầu tư (Investment Policy Statement) nhằm ghi lại các mục tiêu lợi nhuận, mức độ chịu rủi ro, và các ràng buộc trong đầu tư của khách hàng.
- Thực hiện (Execution): Sau khi có kế hoạch, nhà quản trị sẽ xác định phân bổ tài sản hợp lý, nghĩa là quyết định phân bổ tài sản giữa các loại tài sản chính như cổ phiếu, trái phiếu, để phù hợp với khả năng chịu rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận của khách hàng.
- Phản hồi (Feedback): Giai đoạn này liên quan đến việc đo lường hiệu quả và đánh giá các quyết định đầu tư, nhằm điều chỉnh kế hoạch đầu tư khi cần thiết.
Tầm quan trọng của Quản trị Danh mục Đầu tư trong CFA
Môn Portfolio Management không chỉ giúp bạn hiểu về việc quản lý danh mục đầu tư, mà còn bao gồm các chủ đề quan trọng như đường biên lợi nhuận, quản trị rủi ro, thiên kiến hành vi (behavioral biases), và đo lường hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, chương trình CFA gần đây cũng mở rộng, đề cập đến các chủ đề liên quan đến công nghệ tài chính như học máy (machine learning), dữ liệu lớn (big data), và công nghệ sổ cái phân tán (distributed ledger technology).

Tỷ trọng môn Portfolio Management
Quản trị danh mục đầu tư là kiến thức cốt lõi của chương trình CFA. Môn học bắt đầu từ tỷ trọng tương đối “nhẹ nhàng” 8-12% tại Level 1, tăng lên 10-15% tại Level 2. Level 3 các môn học chủ yếu đều tập trung vào quản trị danh mục đầu tư nhưng sẽ được chia thành nhiều môn khớp với các khía cạnh của danh mục.
Tỷ trọng | |
Level 1 | 8-12% |
Level 2 | 10-15% |
Các Module
Level 1 được chia thành 6 Module:
STT | Module | Tóm tắt Nội dung |
1 | Portfolio Risk and Return: Part I | – Các yếu tố quan trọng trong xây dựng danh mục đầu tư: rủi ro và lợi nhuận của từng tài sản.- Nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận (risk-return tradeoff)- Phân tích các đặc điểm của tài sản liên quan đến rủi ro và lợi nhuận. – Mức e ngại rủi ro (risk aversion), cách tính toán rủi ro danh mục đầu tư (portfolio risk), và lý thuyết lựa chọn các danh mục đầu tư rủi ro tối ưu (optimal risky portfolios). |
2 | Portfolio Risk and Return: Part II | – Đi sâu vào các sắc thái của rủi ro và lợi nhuận danh mục đầu tư: Tính toán rủi ro: rủi ro hệ thống (systematic risk) và rủi ro không hệ thống (unsystematic risk) Mô hình định giá tài sản vốn (capital asset pricing model – CAPM) – Vai trò của mối tương quan (correlation) trong việc đa dạng hóa rủi ro. – Nghiên cứu các mô hình liên quan đến rủi ro và ảnh hưởng của rủi ro đến định giá danh mục đầu tư. |
3 | Portfolio Management: An Overview | – Phương pháp đầu tư danh mục và các bước trong quản trị danh mục đầu tư- Phân tích hồ sơ nhà đầu tư, nhấn mạnh các đặc điểm và yêu cầu riêng biệt của từng nhóm nhà đầu tư- Quỹ hưu trí với mức đóng góp xác định (defined contribution) và quỹ hưu trí với mức phúc lợi xác định (defined benefit pension plans)- Phân tích các yếu tố trong ngành quản trị tài sản- Tổng quan về quỹ tương hỗ (mutual funds), so sánh các lựa chọn đầu tư tập trung khác. |
4 | Basics of Portfolio Planning and Construction | – Hiểu rõ tình hình và mục tiêu của khách hàng. Những khác biệt trong mỗi nhóm nhà đầu tư này.- Phân tích quá trình xây dựng danh mục đầu tư, đặc biệt tập trung việc lập kế hoạch xoay quanh khách hàng- Báo cáo Chính sách Đầu tư (Investment Policy Statement) và quy trình xây dựng danh mục đầu tư. |
5 | The Behavioral Biases of Individuals | – Tài chính hành vi (behavioral finance): xem xét các yếu tố hành vi của con người dẫn đến các quyết định trong tài chính- Các hậu quả có thể có của lỗi nhận thức (cognitive errors) và thiên kiến cảm xúc (emotional biases). Cách giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của chúng. – Sự kết hợp của các thiên kiến cá nhân biểu hiện dưới dạng các bất thường thị trường (market anomalies) |
6 | Introduction to Risk Management | – Quản trị rủi ro (risk management): xác định các biện pháp đo lường rủi ro phù hợp, duy trì sự phù hợp giữa rủi ro và mục tiêu đầu tư- Tổng quan về quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp (enterprise risk management) và quản trị rủi ro danh mục đầu tư (portfolio risk management). – Tìm hiểu về quản trị rủi ro (risk governance), khả năng chịu đựng rủi ro (risk tolerance), đo lường và quản trị rủi ro. |
Level 2 được chia thành 6 Module:
STT | Module | Tóm tắt Nội dung |
1 | Economics and Investment Markets | – Nghiên cứu mối quan hệ giữa nền kinh tế thực và các thị trường tài chính.- Cách nền kinh tế ảnh hưởng đến các thị trường tài chính và phân tích kinh tế hỗ trợ trong việc định giá tài sản.- Tác động của các yếu tố kinh tế lên giá các loại chứng khoán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, và tín dụng. |
2 | Analysis of Active Portfolio Management | – Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern Portfolio Theory – MPT) và ứng dụng trong quản trị danh mục đầu tư.- Nghiên cứu các mô hình và toán học về “giá trị gia tăng” qua quản trị danh mục đầu tư chủ động.- Phân tích các chiến lược quản trị danh mục đầu tư chủ động trong thị trường cổ phiếu và trái phiếu. |
3 | Exchange-traded Funds: Mechanics and Applications | – Hiểu cơ chế hoạt động của ETFs và cách chúng được sử dụng để phát triển danh mục đầu tư.- Nắm vững các yếu tố rủi ro và chi phí của ETFs và những điều cần lưu ý khi đầu tư vào ETFs.- Phân tích cách ETFs có thể giúp đa dạng hóa các khoản đầu tư và giảm thiểu chi phí so với quỹ đầu tư hỗn hợp. |
4 | Using Multifactor Models | – Tìm hiểu các mô hình đa yếu tố (multifactor models) và cách chúng đo lường rủi ro chính xác hơn.- Hiểu cách áp dụng lý thuyết định giá chênh lệch giá (Arbitrage Pricing Theory) và các mô hình đa yếu tố trong đầu tư.- Phân tích cách sử dụng các mô hình đa yếu tố để cải thiện chiến lược đầu tư. |
5 | Measuring and Managing Market Risk | – Hiểu về rủi ro thị trường và cách đo lường các loại rủi ro khác nhau như giá cổ phiếu, lãi suất, tỷ giá, và giá hàng hóa.- Tìm hiểu cách sử dụng các mô hình tài chính để đo lường và quản trị rủi ro thị trường.- Học về Value at Risk (VaR) và cách sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro. |
6 | Backtesting and Simulation | – Phương pháp backtesting (kiểm tra hiệu quả mô hình) và cách mô phỏng hiệu suất của chiến lược đầu tư.- Phân tích cách sử dụng dữ liệu quá khứ để kiểm tra giả thuyết và mô phỏng kết quả đầu tư.- Nghiên cứu cách sử dụng các công cụ backtesting và mô phỏng trong đầu tư định lượng. |
Xem thêm các bài viết: Thông tin CFA, Tin tức thị trường, Tổng hợp công thức CFA, Đăng ký thi CFA